Hoa đất
Tệ nạn
ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, gieo rắc những
căn bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người,
phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Đồng thời cũng là
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh các loại tội phạm khác
như: Trộm cắp tài sản, cướp tài sản, giết người… Chính vì vậy công tác đấu tranh phòng và chống
tội phạm về ma túy đã và đang được tất cả các nhà nước trên thế giới quan tâm,
lo lắng. Mỗi một quốc gia đều nỗ lực quan tâm đến việc hoạch định các chính
sách và đưa ra nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh để từng bước đẩy lùi
loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này. Không phải ngẫu nhiên mà tội phạm ma túy được quy định chế tài hết sức
nghiêm khắc trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều
quốc gia, án tử hình dành cho tội phạm ma túy là chuyện hết sức bình thường, thể
hiện sự nghiêm khắc của pháp luật với loại tội phạm hết sức nguy hiểm này.
Phòng,
chống tội phạm ma túy là trách nhiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Việt
Nam là một trong những quốc gia đi đầu, quyết liệt triển khai các biện pháp trong
phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này. Tuy vậy, do kinh phí hẹn hẹp, trình độ
khoa học công nghệ, quản lý còn hạn chế nên cần thiết có sự giúp đỡ, chung tay
của cộng đồng quốc tế. Nghe thông tin trên BBC: “Liên Hiệp Quốc cần đóng băng ngay lập tức
các khoản hỗ trợ phòng chống ma túy cho Chính phủ Việt Nam sau khi
Hà Nội tuyên án tử hình 30 người do phạm các tội liên quan đến ma
túy” làm nhiều độc giả đang
phải đánh giá lại có sự nhầm lẫn trong cách đưa tin. Vì đây chỉ là những khuyến
nghị của một vài tổ chức hoạt động trên lĩnh vực nhân quyền. Họ quan tâm đến mạng
sống của con người nhưng không đặt trong mối quan hệ với cộng đồng và ảnh hưởng
những tác hại, hậu quả ghê gớm của nó gây ra. Nhìn số lượng 30 người bị tử hình
do liên quan đến ma túy trong một vụ án ở Việt Nam làm cho các tổ chức nhân quyền
này “giật mình”, nhưng số lượng ma túy bị phát hiện và hậu quả đối với xã hội do
nó gây ra thì phải xứng đáng tử hình nghìn lần: Tổng cộng có gần 2 tấn, tức 4.400 bánh
heroine trong vụ án này. Vì vậy, ngừng tài trợ cho Việt Nam trong nỗ lực phòng, chống
ma túy là không phù hợp với thực tiễn. Trong khi đó, các khoản viện trợ chỉ
dành cho Việt Nam tập trung vào: tuyên truyền giáo dục tác hại ma túy; hỗ trợ
cai nghiện, phòng chống HIV… dưới dạng máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật. Nếu
tư duy như BBC thì Việt Nam dùng tiễn hỗ trợ chỉ để “tử hình” tội phạm ma túy. Thật
nực cười cho cách làm báo kiểu BBC.
Từ khóa SEO:
1 nhận xét:
Tổ chức nhân quyền quốc tế mà làm ăn kiểu gì vậy. Không phân biệt được đâu là phạm tội đâu là vi phạm nhân quyền à? Hậu quả mà ma túy để lại khó lường hết bất cứ hiểm họa nào khác. Pháp luật Việt Nam đã quy định tội phạm ma túy là một trong những tội nặng nhất cần phải ngăn chặn toàn diện. Không thể hiểu được mấy bọn Tây làm ăn kiểu gì nữa.
Đăng nhận xét