Hoa đất
![]() |
Ukraina luôn là tâm điểm của những toan tính về chính trị |
Yếu tố nào dẫn đến sự bất ổn chính trị tại Ukraina
Ở vị trí chiến lược giữa EU và Nga, Ukraina là tâm điểm của những toan tính chính trị giữa các nước. Hơn hai thập niên qua, tình hình chính trị tại quốc gia này chưa bao giờ ổn định, kéo theo những bất ổn kéo dài. Và những hệ lụy của nó đối với đời sống người dân là điều đáng để chúng ta quan tâm.
Theo số liệu thống kê, tăng trưởng GDP của Ukraine là thước đo chính xác nhất phản ánh tình trạng bất ổn của chính trị đã ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đến nền kinh tế. Trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng của Ukraina là 5,2%, giảm xuống chỉ còn có 0,2% vào năm 2012, 0% vào năm 2013. Con số này vào năm 2014 cũng tương tự. Các đây một năm, chính quyền của tổng thống Petro Poroshenko nên nắm quyền đã đưa ra những hứa hẹn “màu hồng” đối với người dân Ukraina. Tuy nhiên những gì sau một năm mà Petro Poroshenko làm được chỉ là sự bất ổn, nội chiến, tham nhũng, đời sống người dân kiệt quệ.
Có nhiều lý do giải thích cho sự bất ổn tại Ukraina. Từ thực tiễn tình hình tại quốc gia này cho thấy, bất kì động thái nào của chính quyền Petro Poroshenko dù là ngả theo phương Tây hay ngả về phía Nga cũng làm cho mâu thuẫn bị thổi bùng lên. Cái “tự chủ” mà một đất nước có độc lập, chủ quyền đã bị đánh mất ở ngay cả những nhà lãnh đạo của nước này. Ukraina đã rơi vào tình trạng bị lệ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài, và đây là lý do giải thích cho mọi nỗ lực cải cách của Petro Poroshenko chỉ tồn tại trong những lời hứa hẹn hão huyền.
Điều cốt lõi của vấn đề là những nhà lãnh đạo của Ukraina đã chạy theo các thế lực bên ngoài mà bỏ qua lợi ích quốc gia dẫn đến sự bất ổn kéo dài.
Điều này rút ra những bài học gì đối với Việt Nam?
Thứ nhất, Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực. Đặc biệt tình hình tranh chấp Biển Đông thời gian qua đang có những dấu hiệu phức tạp với sự tham gia của nhiều phe nhóm lợi ích khác nhau. Từ bài học Ukraina, đòi hỏi chúng ta cần có chính chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, vừa không để bị cuốn vào sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn và không để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của mình.
Thứ hai, ổn định chính trị là yếu tố cơ bản hàng đầu để phát triển kinh tế, tăng cường nội lực. Chúng ta kiên định giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, tăng cường phát huy sức mạnh nội lực trên cơ sở sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Tăng cường nội lực đòi hỏi chúng ta phải phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Thứ ba, Việt Nam là một nước nhỏ, vì vậy chúng ta không thể theo một bên trong chính sách ngoại giao mà phải có chính sách đối ngoại hết sức uyển chuyển linh hoạt. Trong đối tác và đối tượng đều có những cơ hội và thách thức. Vì vậy, chúng ta phải tận dụng cơ hội và giảm bớt thách thức từ những yếu tố tác động đến tình hình Biển Đông hiện nay.